Nguồn gốc Schutzstaffel

Tiền thân

Vào năm 1923, một đơn vị bảo vệ thường trực nhỏ được gọi là Saal-Schutz ("bảo vệ hội nghị") thành lập bởi các tình nguyện viên từ NSDAP có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho các cuộc họp của Đảng Quốc xã tại Munich. Cùng năm đó, Hitler ra lệnh thành lập một đơn vị cận vệ riêng biệt nhỏ dành riêng bảo vệ. Nó được gọi là Stabswache ("nhân viên cận vệ"), đơn vị gồm 8 người, lãnh đạo đơn vị là Julius SchreckJoseph Berchtold, và được hiện đại hóa thành một đơn vị độc lập. Tháng 5/1923 được đổi tên thành Stoßtrupp ("lực lượng đột kích").

Sau thất bại đảo chính nhà hàng bia năm 1923, đơn vị Stoßtrupp và cả NSDAP bị cấm hoạt động. Năm 1925, Hitler ra lệnh cho Julius Schreck thành lập đơn vị cận vệ mới, Schutzkommando ("bảo vệ tư lệnh"). Đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ cá nhân Hitler và các sự kiện của Đảng Quốc xã. Cùng năm đó, Schutzkommando phát triển trên quy mô cả nước và đổi tên liên tục từ Sturmstaffel ("Sư đoàn bão táp"), và cuối cùng là Schutzstaffel ("Nhóm bảo vệ"; SS). Ngày chính thức SS được thành lập là ngày 9/11/1925 (kỷ niệm 2 năm đảo chính nhà hàng bia). Lực lượng SS mới được thành lập có nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo Quốc xã toàn quốc. Đơn vị SS bảo vệ cá nhân Hitler sau đó được mở rộng thành đơn vị chiến đấu.

Tư lệnh đầu

Julius Schreck là thành viên sáng lập SA và chính thức trở thành lãnh đạo SS từ tháng 3/1925. Schreck là cận vệ trung thành của Hitler và trước đây thuộc đơn vị Freikorps. Ngày 15/4/1926, Joseph Berchtold trở thành lãnh đạo SS thay thế Schreck. Berchtold cho đổi tên chức vụ của mình thành Reichsführer-SS ("lãnh đạo Đế chế-SS). Ông được đánh giá năng nổ hơn người tiền nhiệm, nhưng ngày càng hạn chế bởi quyền hạn của SA lớn hơn SS. Điều này dẫn đển sự chuyển giao quyền lực của ông cho phó lãnh đạo, Erhard Heiden vào 1/3/1927. Thành viên của SS giảm từ 1000 còn 280 do sự phát triển nhanh chóng của SA.

Giai đoạn 1925-1929, lực lượng SS chỉ được coi đơn thuần là Gruppe (tiểu đoàn) của SA. Heiden đã cố gắng bảo vệ lực lượng không bị sáp nhập, Heinrich Himmler trở thành phó lãnh đạo SS vào tháng 9/1927. Himmler bộc lộ khả năng lãnh đạo tổ chức tốt hơn Heiden. Mặc dù với kích thước nhỏ, thành lập một số Gau (khu vực hoặc tỉnh của Đức). SS-Gaus bao gồm SS-Gau Berlin, SS-Gau Berlin Brandenburg, SS-Gau Franken, SS-Gau Niederbayern, SS-Gau Rheinland-Süd, và SS-Gau Sachsen.

Himmler nắm quyền

Với sự chấp thuận của Hitler, Himmler đảm nhiệm chức vụ Reichsführer-SS tháng 1/1929. Trong thời gian Himmler lãnh đạo, SS được mở rộng và có vị trí đứng cao hơn. Mục đích của Himmler là biến lực lượng SS thành tổ chức mạnh nhất tại Đức và là chi nhánh ảnh hưởng lớn trong Đảng. Trong năm Himmler mở rộng SS lên 3000 thành viên. Himmler coi SS là giới tinh hoa, có tư tưởng quốc gia xã hội, là "sự hợp nhất của các Hiệp sĩ Teuton, các tu sĩ Dòng TênSamurai của Nhật".

Trong năm 1929, SS-Hauptamt (văn phòng chính SS) đã được mở rộng và được tổ chức lại thành 5 văn phòng chính gồm: cơ quan quản lý chung, tài chính, nhân sự, an ninh và các vấn đề chủng tộc. Đồng thời SS-Gaus mở rộng thành 3 khu vực SS-Oberführerbereiche, với tên gọi SS-Oberführerbereiche Ost, SS-Oberführerbereiche Tây và SS-Oberführerbereiche Süd. Các cấp độ thấp hơn không thay đổi. Tuy nhiên trong thời gian này, SS độc lập hoàn toàn với SA, mặc dù vẫn được coi là 1 đơn vị thuộc SA và chịu trách nhiệm trước Stabschef (Tham mưu trưởng SA). Tới hết năm 1933, SS có 209.000 thành viên. Dưới sự lãnh đạo của Himmler, SS đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhà nước và Đảng Quốc xã. Qua thời gian, SS trở thành đơn vị "chấp hành" của Hitler, sự phát triển lớn hơn, tiêu biểu cho tổ chức cấu tạo của toàn bộ chế độ phát xít, nơi các chuẩn mực pháp lý đã được thay thế bởi các hành động được thực hiện bởi "nguyện vọng Quốc trưởng".

Mùa thu 1934, Himmler đã giám sát việc thành lập 3 Junkerschulen (trường Junker); nơi các sĩ quan SS thế hệ tiếp theo được đào tạo lãnh đạo, tuyên truyền chính trị và các tư tưởng của Đức Quốc xã, giảng dạy quân sự với vai trò trong tương lai trở thành các chỉ huy các đơn vị khác nhau của SS và lực lượng cảnh sát. Đặc biệt nhấn mạnh việc đào tạo nhân cách và Junkerschulen SS giúp nuôi dưỡng cảm giác ưu việt, dạy cho họ sự tự tin, và cả sự tàn nhẫn, độ dẻo dai như một phần của hệ thống SS.